Học qua chơi tại Green School diễn ra như thế nào?
Tầm quan trọng của phương pháp Học qua chơi là điều không thể bàn cãi. Vậy phương pháp này có gì khác biệt với phương pháp truyền thống và được áp dụng ở Green School như thế nào?
1. Học qua chơi khác với phương pháp truyền thống như thế nào?
Học truyền thống là phương pháp phổ biến áp dụng tại các trường mầm non hiện nay. Phương pháp này lấy giáo viên làm trung tâm để tổ chức, truyền tải kiến thức một chiều mà không chú trọng tương tác giữa cô và trò. Từ đó khó khơi gợi được sự hứng thú cũng như phát huy tính tư duy phản biện và sáng tạo của trẻ.
Từ đó, phương pháp học qua chơi ra đời để khắc phục những ưu điểm của phương pháp truyền thống.
2. Học qua chơi thể hiện tại Green School như thế nào
2. 1 Hoạt động ngoài trời
Mỗi ngày trẻ có ít nhất một giờ dành cho các hoạt động ngoài trời. Chạy, nhảy, lăn, bơi,… đều là các hoạt động phát triển cơ bắp và điều chỉnh các kỹ năng vận động.
Không chỉ vậy, các hoạt động ngoài trời còn là cơ hội để trẻ khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị từ thế giới xung quanh. Chẳng hạn như cô giáo có thể đưa ra một chủ đề, sau đó học sinh quan sát, tìm hiểu và thảo luận với nhau về chủ đề đó. Giờ học thực tế này luôn mang đến cảm giác mới lạ, vui vẻ, hào hứng cho cả người dạy lẫn người học.
2.2 Qua các giờ học
Sự tập trung của trẻ mầm non không cao, bởi vậy mỗi tiết học của trẻ chỉ từ 20-30 phút. Bên cạnh đó, giờ học của trẻ luôn song song cùng nhiều trò chơi hấp dẫn. Tùy từng môn, học giáo viên có thể thiết kế những trò chơi khác nhau.
Ví dụ thường thấy ở giờ học tiếng Anh, giáo viên sẽ sử dụng các vật dụng như ghế, thú bông, búa đồ chơi kết hợp các thẻ chữ để phong phú trò chơi.
Các hoạt động vui chơi sẽ giúp tăng trí tưởng tượng, phát triển tư duy logic và tạo ra thái độ nhiệt tình, hào hứng đối với việc học ở trẻ.
2.3 Qua giờ ăn
Giờ ăn thì trẻ có thể học được gì? Để trả lời cho thắc mắc này, xin mời quý vị đến với một giờ ăn của học sinh Green School.
Trước tiên là tính kỷ luật, trẻ biết thực hiện những quy định trong phòng ăn như kê bàn ghế, rửa tay trước khi ăn, xếp hàng và thu dọn đồ ăn. Tính kỷ luật cũng thể hiện ở việc quy định giờ ăn trong mỗi bữa ăn để tránh tình trạng mất tập trung, ảnh hưởng đến học sinh khác.
Văn hóa xếp hàng là một trong những nét văn hóa lâu đời tại Nhật Bản và đã xuất hiện tại Việt Nam. Trẻ học được tính kiên nhẫn và tôn trọng bạn bè xung quanh khi xếp hàng. Đây cũng là hoạt động hình thành thói quen của trẻ không chỉ giờ ăn mà còn qua nhiều hoạt động khác, ở trường cũng như ở nhà hoặc nơi công cộng.
2.4 Hoạt động dã ngoại, sự kiện
Trung bình mỗi tháng, trẻ sẽ có 1-2 hoạt động sự kiện, dã ngoại. Các sự kiện, dã ngoại dựa trên chủ đề của từng tháng. Trẻ được khám phá và trải nghiệm các nền văn hóa ở trong và ngoài nước như Tết cổ truyền, giáng sinh, Halloween, … Trẻ được thỏa mái vui chơi, vận động và phát triển thể chất và tâm hồn.
Học phí top 5 trường mầm non khu vực Mỹ Đình
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Chìa khóa mở cánh cửa thành công
Nguồn: Green School