Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Chìa khóa mở cánh cửa thành công
Kỹ năng sống không còn là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa đánh giá cao việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Vậy điều này có chính xác hay không, bài viết dưới đây xin cung cấp đánh giá trực quan nhất về vấn đề này.
1. Kỹ năng sống là gì?
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng sống. Có thể hiểu đơn giản, kỹ năng sống là cách con người thích nghi với cuộc sống thông qua các hành vi tích cực. Những kỹ năng này có được nhờ giáo dục hoặc trải nghiệm thực tế, dùng để xử lý các vấn đề của cuộc sống thường ngày.
Kỹ năng sống bao gồm: Kỹ năng sống cơ bản và kỹ năng sống nâng cao
- Kỹ năng sống cơ bản là các kỹ năng phục vụ nhu cầu của cuộc sống hằng ngày như kỹ năng ăn, nói, đọc, viết,…
- Kỹ năng sống nâng cao được kế thừa và phát triển từ kỹ năng cơ bản như kỹ năng tư duy, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cảm xúc,…
2. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non có quan trọng không?
Một thực trạng hiện nay khi các gia đình thực hiện kế hoạch hóa, mỗi gia đình có từ 1-2 con và dành toàn bộ tâm trí cũng như tình cảm cho chúng.
Từ đó không ít những đứa trẻ được nuông chiều, bao bọc, không biết tự phục vụ bản thân bằng những kỹ năng đơn giản nhất như mặc quần áo, đeo giày dép, thu dọn đồ chơi, hay còn rụt rè, sợ ở một mình, … Hậu quả, trẻ khó thích nghi với cuộc sống bên ngoài nếu phải rời xa bố mẹ.
Bởi vậy, việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ mầm non là điều vô cùng cần thiết. Bất kỳ một đứa trẻ khi có thể tự mình làm mọi thứ thì trẻ sẽ tự tin, vui vẻ, chủ động và sẵn sàng đối mặt với các thử thách trong cuộc sống.
3. Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bố mẹ cần biết
-
Kỹ năng tự phục vụ bản thân
Đây là nhóm kỹ năng quan trọng bậc nhất mà bố mẹ cần dạy con. Ở tuổi lên 3, trẻ đã bắt đầu tự muốn đi giày, tự mặc quần áo, tự đánh răng,… khi thấy những dấu hiệu này, bố mẹ nên khuyến khích, động viên con dù trẻ chưa tốt.
Ngoài ra, bố mẹ nên chọn những kỹ năng sống phù hợp với từng lứa tuổi. Khi trẻ học được kỹ năng tự phục vụ, trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của sức lao động, từ đó trân trọng và yêu thương bố mẹ hơn.
-
Kỹ năng làm việc nhóm
Sống trong một tập thể thì không thể không thiếu các công việc nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm cũng bổ trợ cho học tập và công việc sau này của mỗi người.
Trẻ biết phối hợp, phân công công việc khi làm việc nhóm. Mỗi người là một mắt xích nên trẻ sẽ học được cách làm việc có trách nhiệm hơn để tránh ảnh hưởng đến kết quả của tập thể. Làm việc nhóm cũng giúp cho trẻ biết được ưu- nhược điểm của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác.
-
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin của trẻ. Dễ thấy những đứa trẻ hoạt ngôn luôn đầy tự tin và năng lượng. Bởi vậy, xây dựng kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non rất quan trọng.
Kỹ năng giao tiếp dạy cho trẻ các hành vi, ứng xử với mọi người xung quanh. Kỹ năng này thể hiện qua lời nói, cử chỉ, ánh mắt, … Với từng đối tượng, trẻ nên có thái độ như thế nào: với người lớn tuổi thì ngoan ngoãn, lễ phép, với bố mẹ thì thân thiết, gần gũi, với bạn bè có thể vô tư, thỏa mái, …
-
Kỹ năng yêu thương, chia sẻ
Yêu thương là một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của con người. Kỹ năng này giúp trẻ biết tiết chế sự ích kỷ của bản thân để đồng cảm, trao đi những điều tốt đẹp. Một đứa trẻ biết yêu thương, chia sẻ sẽ luôn được mọi người yêu quý . “Kính trên nhường dưới” vừa là đạo lý vừa là cách thể hiện tình yêu thương giản dị mà chân thành.
4. Lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
- Giải thích cho trẻ lý do cần học kỹ năng sống
- Tạo tình huống giả định trực tiếp thực hành cùng con
- Bố mẹ luôn nhẹ nhàng, vui vẻ khi dạy con
- Làm tấm gương cho con
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất quan trọng. Điều này sẽ hình thành thói quen và nhân cách của trẻ. Vậy nên ngay từ bây giờ, bố mẹ cần chú trọng dạy con kỹ năng sống, nhất là trong những năm đầu đời.
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ bằng kỷ luật tích cực
Kể chuyện sáng tạo: Hoạt động nhỏ nuôi dưỡng một tâm hồn lớn
Nguồn: Green School