Phòng chống bệnh đau mắt đỏ
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ĐANG GIA TĂNG, CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.
Bệnh thường khởi phát từ 3 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Triệu chứng bao gồm: xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn gỉ (có thể gỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus hoặc có thể gỉ xanh, vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…
Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần thực hiện:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch
– Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
– Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
– Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường
– Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh
– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ
– Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác
– Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng