Những tình huống trẻ hay gặp phải và cách xử lý
Trẻ em thường hiếu động và thích khám phá mọi thứ xung quanh, nên những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra nếu người lớn không chú ý tới trẻ. Dưới đây là một số tình huống nguy hiểm mà trẻ hay gặp phải. Các cha mẹ cần chú ý và học cách xử lý tình huống kịp thời.
1/ Trẻ bị ngã
Việc con trẻ vui chơi và có lúc bị ngã là một điều hết sức bình thường, đôi khi trẻ cần học cách tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã ấy. Nhưng ba mẹ cần lưu ý rằng, khi trẻ ngã ba mẹ không nên xoa dầu vào vết thương. Bởi khi ngã là mạch máu bị tổn thương, mao mạch bị dập, vì thế ba mẹ nên chườm đá cho con tầm 2-3 phút. Sau khoảng 30-36 giờ, có thể bắt đầu xoa các loại dầu nóng làm máu tan.
2/ Khi trẻ bị bỏng
Thế giới ngoài kia quả là rộng lớn và ẩn chứa quá nhiều điều kì thú mà trẻ muốn khám phá, thế nhưng chính sự ưa khám phá ấy có đôi lúc khiến trẻ chưa ý thức được những nguy hiểm tiềm tàng ẩn sau đó. Trẻ thấy bật lửa hay (muốn bật thử) không để ý trẻ rất dễ bị bỏng/ bát đựng thức ăn nhìn rất hấp dẫn với đầy đủ màu sắc sặc sỡ trẻ muốn cầm xem ngay, nhưng trong đó lại đựng đồ nóng trẻ vô tình không biết rất dễ bị bỏng.
Cha mẹ cần hiểu được và để xa tầm tay trẻ những đồ vật có thể gây bỏng cho trẻ, chú ý quan sát và kịp thời xử lý vết bỏng cho trẻ, hãy ngâm phần bị bỏng của trẻ vào nước lạnh để giảm đau rát, chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
3/ Trẻ hóc sặc, hoặc ngạt thở do các dị vật đường hô hấp
Trẻ dưới 3 tuổi thường rất hay cho những đồ vật mà trẻ cầm được cho vào miệng. Cha mẹ cần lưu ý để các vật tròn, sắc nhọn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra xa tầm tay của trẻ.
4/ Trẻ đuối nước
Trẻ rất thích nghịch nước, vì thế khi trông giữ trẻ cần đặc biệt chú ý cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển cần phải mặc áo phao, có người lớn đi cùng. Ba mẹ hãy dạy con tập bơi sớm nhất khi có thể, hướng dẫn trẻ giải quyết các tình huống nguy hiểm mà bản thân có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
5/ Trẻ bị ngộ độc thức ăn
Bộ máy tiêu hóa ở con trẻ còn rất non nớt, vì thế tỉ lệ trẻ có nguy cơ ngộ độc thức ăn cao hơn người lớn. Khi thấy các triệu chứng như (nôn, đi ngoài nhiều..)ba mẹ cần để ý chăm sóc con, gây nôn cho con để thải ra chất độc, sau đó hãy dùng Oresol để bổ sung cho trẻ tránh mất nước .
6/ Trẻ bị côn trùng đốt
Trẻ bị côn trùng đốt thường bị sưng tấy. Ba mẹ hãy quan sát xem vết thương đó là từ loại côn trùng nào gây ra, nếu là những loài côn trùng nguy hiểm như (ong đất, ong bò vẽ….) ba mẹ cần đưa con đi khám ngay để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Còn trong trường hợp đó là những loài côn trùng không nguy hiểm, ba mẹ hãy giúp con rửa sạch vết thương bị côn trùng cắn, bôi thuốc cho con để vết thương biết mất.
Nguồn: Sưu tầm