Phạt con là cần thiết để giáo dục trẻ khi trẻ không hợp tác. Nhưng phạt con khoa học không phải là đánh con. Hiểu rõ tâm lý trẻ từ 1 – 6 tuổi để có cách phạt trẻ khoa học:
Dưới 1 tuổi: Trẻ có sự gắn bó chặt chẽ với mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp để có cảm giác an toàn, thông qua sự yêu thương, chăm sóc, trò chuyện, vui đùa… Nếu bị phạt (dọa nạt, đánh mắng), trẻ sẽ mất cảm giác đó và trở nên sợ hãi, ảnh hưởng sớm đến sự phát triển về ngôn ngữ và tương tác xã hội.
Từ 1 – 3 tuổi: Trẻ bắt đầu muốn khẳng định bản thân nên thường tự làm nhiều thứ. Trong khi, tư duy còn mang tính cụ thể, và tay chân hoạt động còn vụng về nên dễ gây ra hỏng hóc, đổ vỡ. Nếu bị trừng phạt thân thể hoặc bị quát mắng to tiếng trẻ thường chống đối, bướng bỉnh hoặc phản ứng giận dữ, la hét hay ăn vạ.
Từ 3 – 6 tuổi: Trẻ đã phát triển ngôn ngữ, nói được câu hoàn chỉnh, nhận biết được giới tính, tăng dần khả năng tự điều chỉnh bản thân và thích khám phá thế giới xung quanh. Trẻ cũng đã có tính thích khẳng định nên thường bướng bỉnh, dễ bị coi là “ hư” và bắt đầu học những gì là đúng, phù hợp về mặt xã hội. Do rất nhạy cảm nên nếu bị trừng phạt bằng cách đánh hay quát mắng nặng nề khi mắc lỗi, trẻ trở nên kém tự tin, thu mình, giảm hứng thú học hỏi.
Dưới đây là những cách phạt con khoa học giúp trẻ thông minh hợp tác hơn.
Bạn có thể phạt bé đứng úp mặt vào tường hoặc khoanh tay đứng nghiêm một lúc khi bé không hợp tác. Thời gian phạt 1 phút cho mỗi năm tuổi ( ví dụ 3 phút cho bé 3 tuổi).
Thay vì phạt đứng bạn cũng có thể phạt bé ngồi ghế suy ngẫm quay mặt vào tường, cả hai cách này đều giúp bé bình tĩnh để suy ngẫm về sai lầm của mình.
Phạt bé làm việc nhà cũng là một cách phạt rất hay, vừa rèn luyện cho bé lại vừa giúp bé ý thức được sai lầm của mình.
Với những bé hiếu động bạn có thể phạt bằng cách yêu cầu bé vẽ tranh, vừa giúp kích thích khả năng sáng tạo của bé, lại vừa giúp bé bình tĩnh hơn.
TẠM THỜI KHÔNG ĐƯỢC CHƠI NHỮNG MÓN ĐỒ YÊU THÍCH
Nếu bé hay vứt đồ chơi lung tung, hãy tịch thu đồ chơi, điều này giúp bé biết trân trọng đồ hơn.
Đây là cách phạt để bé ý thức sai lầm của mình đồng thời cũng rèn luyện tính nhẫn nại của bé.
Việc cha mẹ dạy con đúng và khoa học sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo dựng nên trong con những nét tính cách tự lập, những điều đúng đắn đó sẽ giúp con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn, biết phân biệt đúng sai, phải trái. Cùng con lớn lên lành mạnh, con không sợ hãi với đòn roi và mẹ không không áp lực với nước mắt là bố mẹ đã xây dựng trong con sự tự tin, vững vàng để đối mặt với cuộc sống sau này.
Nguồn: Sưu tầm