Hình thành văn hóa đọc sách cho trẻ tại Green School
Như chúng ta đã biết, văn học có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục phát triển ngôn ngữ ở trẻ, đặc biệt là với các bé 18-36 tháng tuổi.
Những tác phẩm văn học kinh điển dành cho trẻ được Green School tuyển chọn kỹ lưỡng, đưa vào chương trình giảng dạy, hình thành văn hóa đọc từ lứa tuổi mầm non.
Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chân thực, biểu cảm của ngôn ngữ luôn được các bé yêu thích. Từ việc cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, bé dễ ghi nhớ, hứng thú xem và kể lại câu chuyện, bài thơ đã học. Vốn từ ngữ của bé từ đó tăng lên, ngôn ngữ của bé ngày càng trở nên phong phú hơn. Vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi bé mầm non.
Vậy làm thế nào để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Để giúp các bé tiếp cận với tác phẩm văn học, cô giáo tái hiện lại tác phẩm văn học bằng cảm nhận của mình, đọc kể diễn cảm tác phẩm. Qua tác phẩm văn học bé có thể học, có thể chơi thông qua các trò chơi đóng kịch, tập làm sách truyện, tập kể chuyện theo nhóm, tập kể chuyện theo tranh…
Các bé lớp Thủy Tiên tại Green School đang xem cô kể chuyện kết hợp múa rối bóng
Bé cùng xem cô kể chuyện qua màn hình và kết hợp cùng bé làm động tác đáng yêu của các nhân vật trong truyện.
Các bé tự kể lại câu chuyện theo cách của mình
Tác phẩm văn học đã ghi dấu trong tâm trí bé sự sẻ chia, quý trọng những người bạn. Thông qua tiết học cho bé làm quen với tác phẩm văn học không chỉ giúp bé phát triển ngôn ngữ nói, tăng vốn từ mà còn tạo cho bé niềm thích thú với sách truyện, trân trọng, giữ gìn các tác phẩm văn học, hình thành thói quen đọc sách ngay từ bé.
Đây cũng là bước khởi đầu để các bé ươm cho mình những mầm xanh của những ước mơ. Bé được làm quen với tác phẩm văn học sớm là cách để bé cảm thụ dần trong cách cư xử tốt, nhận định đúng sai, nảy sinh ra những hành động cao thượng, có tính cách nhân ái, vì con người.