Chiến lược giúp trẻ học sâu và nhớ lâu hơn?
Có đôi lúc tình trạng học tập của con không khả quan khiến cho các phụ huynh hay trách con sao nhãng hoặc không tập trung trong việc học. Nhưng do tầm tuổi đó trẻ chưa thể tập trung hết tinh thần vào việc học, thường học trước quên sau…Chính điều đó khiến cho các ba mẹ luôn loay hoay để đi tìm cho mình câu trả lời “Làm thế nào để trẻ luôn hào hứng với việc học và ghi nhớ kiến thức một cách lâu nhất ?”
Kết nối cảm xúc cho bé
Đối với những sự việc hiện tượng hoặc bài học có mối liên hệ với cảm xúc, nhất là những cảm xúc tích cực, các bé thường dễ nhớ hơn. Dĩ nhiên không phải lúc nào cha mẹ cũng tìm ra được những cảm nhận gắn liền với các bài học của con để mà chia sẻ cho đúng. Những lúc như vậy, cha mẹ có thể giúp các con kết nối bài học với một vài kinh nghiệm hoặc sự vật, sự việc mà bé từng nhìn thấy trong quá khứ.
Giải lao thư giãn giữa giờ
Việc tập trung liên tục trong nhiều giờ liền sẽ khiến cho các bé tiêu hao khá nhiều năng lượng cơ thể cũng như năng lượng của não bộ việc này dễ khiến các bé mệt mỏi và mất tập trung. Nếu không được nghỉ ngơi, phần não trước chịu trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và lưu giữ thông tin sẽ dẫn tới tình trạng quá tải, dẫn tới việc lẫn lộn kiến thức do nhồi nhét trong thời gian quá ngắn. Cha mẹ nên cho con nghỉ giải lao khoảng 5-15 phút giữa giờ sau 30-45 phút học tập, kế đó ôn lại cho các bé những gì vừa học, trước khi chuyển sang chủ đề mới nhé.
Khoa học chứng minh não có thể làm việc tốt liên tục 45 phút, sau đó hay cho chúng nghĩ ngơi 1 chút bạn sẽ thấy mình nhớ bài rất nhanh
Tránh những tác động bên ngoài
Để có thể ghi nhớ hết các bài học thì các bé cần sự tập trung cao độ. Khi chú tâm vào sách vở, các bé sẽ dễ thuộc bài hơn. Các bậc phụ huynh lưu ý là hoàn toàn không nên cho trẻ nghe nhạc hay làm bất cứ việc riêng gì trong khi học, ngay cả khi chỉ mở ở âm lượng nhỏ, bởi thứ âm thanh này sẽ làm gián đoạn sự tập trung và chiếm mất một phần dung lượng não của bé nhé.
Gợi nhớ bằng hình ảnh
Ghi nhớ nhanh là một kỹ năng rất cần thiết, cho dù đi học, đi làm hay chỉ đơn giản là cải thiện bản thân, việc rèn luyện trí nhớ sẽ nâng cao năng lực của bạn và giúp trí não khỏe mạnh hơn. Nghệ thuật ghi nhớ bằng hình ảnh cùng là một cách thông minh để giúp con người ghi nhớ tốt hơn. Thay vì viết những ghi nhớ bằng chữ, hãy tập hệ thống thông tin bằng cách dùng hình vẽ, tranh ảnh hoặc là phim. Nhờ vậy, khi kiểm tra lại kiến thức sẽ dễ dàng hơn những chữ cái thông thường.
Lựa chọn cho trẻ một phương pháp giáo dục tân tiến- hiện đại
Tất cả những gợi ý kể trên đều có tác dụng góp phần thúc đẩy trí nhớ cho trẻ. Nhưng nếu muốn trẻ có được một nền tảng học tập vững chắc, luôn cảm thấy hứng thú trong học tập thì việc tìm cho con một ngôi trường học tập tốt mới chính là gốc rễ của vấn đề.
Song hành cùng một chương trình học ưu việt là một phương pháp giáo dục tân tiến, hiện đại để mang đến chất lượng giáo dục tốt nhất cho con trẻ. Với mục tiêu tạo ra một môi trường học tập nơi trẻ có thể phát triển toàn diện cả về trí tuệ và tâm hồn, các nhà giáo dục tại Green School đã lựa chọn những phương pháp giáo dục cập nhật và có tính xu hướng nhất, đáp ứng sự phát triển giáo dục của thời kỳ cách mạng 4.0.
Tại Green School, các bài giảng luôn có sự thảo luận hai chiều giữa trẻ nhỏ và giáo viên. Thay vì cô giáo cung cấp kiến thức cho trẻ học thuộc, trẻ sẽ được chủ động khám phá các nguyên học liệu để tự mình tìm tòi vấn đề thông qua sự khơi gợi, dẫn dắt của giáo viên và những hoạt động tổng hợp kỹ năng, kiến thức. Khi trải nghiệm một sự vật, hiện tượng, các giáo viên sẽ giúp trẻ học sâu bằng cách đưa ra các câu hỏi kích thích tư duy bậc cao (như: phân tích, đánh giá,…). Trong quá trình trẻ trả lời các câu hỏi, trẻ sẽ được rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết và đào sâu suy nghĩ để phân tích và nêu ý kiến của bản thân, từ đó hình thành thói quen tư duy phản biện.
Tư duy phản biện của trẻ còn được thể hiện ở việc luôn đặt câu hỏi. Với một tư duy phản biện sắc bén, trẻ sẽ không chấp nhận thông tin một cách thụ động mà sẽ thảo luận và tranh luận để nêu lên và bảo vệ ý kiến cá nhân của mình về thông tin đó. Các thầy cô giáo không đánh giá các câu trả lời của trẻ dựa trên khuôn mẫu có sẵn mà khuyến khích trẻ nêu lí do cho các câu trả lời của trẻ. Mục tiêu cuối cùng của bài học không phải là giáo viên cung cấp kết luận cho trẻ mà để trẻ tự rút ra kết luận của riêng mình.
Bằng việc học tập thông qua “tư duy phản biện” trẻ sẽ được rèn luyện khả năng quan sát, cách nhận biết và đào sâu hơn suy nghĩ để nêu ý kiến của bản thân, qua đó giúp trẻ nhớ lâu và hình thành “con đường tư duy” cho trẻ vể sau này.