Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ? Những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ sớm phụ huynh cần lưu ý?
Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ thường là từ 2-3 tuổi, khi bé đã phát triển khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội. Phụ huynh cần lưu ý chọn cơ sở uy tín, chuẩn bị tâm lý cho bé, và tạo thói quen giao tiếp thường xuyên với giáo viên để theo dõi sự tiến bộ của bé.
Độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ
Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay, chưa có một độ tuổi thống nhất thích hợp cho bé đi nhà trẻ. Việc xác định độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, mức độ nhận biết và khả năng hòa nhập của trẻ. Tuy nhiên, từ 10 – 18 tháng tuổi được xem là “độ tuổi vàng” để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Do vậy, việc cho trẻ đi học sớm sẽ có một số lợi ích nhất định.
Tùy thuộc vào nhịp sống ở từng quốc gia mà độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ cũng khác nhau và không thật sự có quy định cụ thể.
Lợi ích của việc cho bé đi học sớm
Bé được chăm sóc khoa học hơn
Theo một nghiên cứu của Đức, các bé đi nhà trẻ sớm sẽ có khả năng hòa nhập nhanh hơn. Ngoài ra, trẻ được các cô giáo chăm sóc tốt hơn bởi đó là những người được đào tạo về kỹ năng chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ… Bên cạnh đó, ở trường các bé sẽ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng do các đầu bếp lên thực đơn hàng ngày. Đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ có những tư vấn kịp thời cho sức khỏe của bé.
Bé sẽ tiếp thu và phát triển tư duy nhanh hơn
Khi đến độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ, việc trẻ được đi học sẽ giúp trẻ được chăm nom, dạy dỗ đúng cách do đó trẻ tiếp thu nhanh hơn. Theo chia sẻ của các phụ huynh cho con đi nhà trẻ sớm, bé nhanh biết nói, nhanh biết đi và nhận thức (về chữ cái, chữ số, đồ vật…) được nhiều hơn. Hơn hết, trẻ được vui chơi với bạn bè và tiếp xúc với đa dạng đồ chơi, học cụ, từ đó sẽ sớm học được cách hòa đồng với tập thể và phát triển kỹ năng làm việc nhóm sau này.
Đặc biệt, ở trường con được học nói, học hát, học vẽ, đọc thơ, kể chuyện… Những hoạt động này rất tốt trong việc kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.
Việc giúp bé phát triển tư duy nhanh hơn là một quá trình quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể hỗ trợ bé phát triển tư duy:
Khuyến khích sự tò mò: Cho bé khám phá và học hỏi từ những thứ xung quanh. Đây là cách bé học và phát triển tư duy tự nhiên nhất.
Đọc sách và kể chuyện: Đọc sách thường xuyên và kể chuyện giúp bé mở rộng vốn từ vựng và khả năng tưởng tượng.
Khuyến khích giải quyết vấn đề: Cho bé tham gia các hoạt động giải đố, câu đố, bài toán đơn giản để bé rèn luyện kỹ năng suy luận và giải quyết vấn đề.
Học hỏi từ kinh nghiệm thực tiễn: Đưa bé đi tham quan, trải nghiệm thực tế để bé học hỏi từ những kinh nghiệm mới.
Khuyến khích tư duy sáng tạo: Cho bé tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, thủ công để bé phát triển tư duy sáng tạo.
Hỗ trợ và khuyến khích: Luôn động viên và hỗ trợ bé khi bé cố gắng học hỏi và phát triển tư duy.
Bé sẽ hòa nhập nhanh và thích đi học hơn
Trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng tuổi, mức độ quấn bố mẹ hay ông bà chưa quá cao nên việc gửi con cho các cô giáo dễ dàng hơn rất nhiều. Trẻ sớm học được tính tự lập, tự giác, thì lớn lên, trẻ càng dễ chủ động trong mọi việc. Và việc được tiếp xúc với thầy cô bạn bè trường lớp sớm sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú với việc học, hình thành thói quen học tập, và không cảm thấy việc đi học là gánh nặng mà là niềm vui.
Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ sớm phụ huynh cần lưu ý
Ngoài việc xác định độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ, phụ huynh cũng cần chú ý những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ như sau:
– Dành khoảng 2 tuần trước khi con đi học để kể về trường lớp và những điều thú vị bé sẽ được học ở trường. Đây là bước chuẩn bị cần thiết để bé không quá bỡ ngỡ khi buộc phải rời xa vòng tay cha mẹ. Sau khi bé đã đi học, phụ huynh cũng cần dành thời gian tâm sự, động viên để con hứng thú hơn lúc đến trường.
– Cần tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn trường mầm non cho con để lựa chọn môi trường phù hợp cho trẻ.
– Chuẩn bị đầy đủ quần áo, bình sữa, tã… để bé luôn sạch sẽ và các cô cũng dễ dàng trông con hơn.
– Không nên đưa con đến trường quá sớm và cần đón bé đúng giờ, tránh để con đợi quá lâu. Ngoài ra, phụ huynh không nên quá bịn rịn khi chia tay bé vì điều này có thể ảnh hưởng tâm lý của con.